Được mệnh danh là "siêu cát", nó có thể được dùng
như một cách lọc nước ít tốn kém tại các nước đang phát triển. Đây là loại cát
được tráng bên ngoài một loại ôxít có từ loại vật liệu khá phổ biến là than chì
- thường được sử dụng làm lõi bút chì. Nhóm nghiên cứu đã mô tả cụ thể trong tạp
chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ. Với cát thường, việc lọc nước có thể không mấy thuận
tiện.
Ông Wei Gao từ Trường đại học Rice ở tiểu bang Texas (Mỹ)
nói rằng khi dùng cát thô để lọc nước nhiễm mầm bệnh, các chất gây ô nhiễm hữu
cơ hay các ion kim loại nặng sẽ cho hiệu quả kém hơn nhiều so với cát mịn. Tuy
nhiên, lọc bằng cát mịn cho tốc độ máy lọc nước lọc rất chậm.
Nhà nghiên cứu giải thích: "Chúng tôi kết hợp chất liệu
cát thô với chất liệu carbon, khiến cho sản phẩm có khả năng lọc giữ cao các chất
ô nhiễm, đồng thời cho phép dòng nước lưu thông nhanh". Bà nói rằng nhóm
nghiên cứu đã ngâm cát trộn ôxít graphite vào nước rồi trộn với cát thường, sau
đó làm nóng hỗn hợp lên đến 1050C trong vài giờ để nước bay hơi hết, còn lại
thành phẩm "cát đã được tráng vỏ", dùng để lọc sạch nước ô nhiễm.
Khoa học gia dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Pulickel
Ajayan, nói rằng tỷ lệ ôxít graphite có thể được điều chỉnh để cho ra sản phẩm
có chọn lọc hơn, phù hợp hơn trong việc lọc một số chất ô nhiễm, chẳng hạn như
các chất ô nhiễm hữu cơ hoặc một số kim loại nhất định có trong nước bẩn.
Một thành viên khác trong nhóm, Tiến sĩ Mainak Majumder từ Đại
học Monash ở Melbourne (Australia), cho rằng sản phẩm còn có một lợi thế khác nữa,
đó là giá thành rẻ.
Ông nói: "Vật liệu này cho hiệu quả tương đương với một
số chất liệu carbon đang được bán trên thị trường. Nhưng bởi chỉ cần dùng nhiệt
độ thông thường và các nguồn graphite rẻ tiền để xử lý, cho nên sản phẩm rất tiết
kiệm chi phí".
Ông chỉ ra rằng, tại Australia có nhiều công ty khai thác
than chì và các hãng xả ra khá nhiều chất thải giàu graphite. Chất thải này có
thể được dùng để lọc nước, ông kết luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét